Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Kiểm tra tuổi đời của tên miền (Domain)


Với dân Seo và dân buôn Domain thì Domain Age ( tuổi đời tên miền ) là một yếu tố tương đối quan trọng.

Đôi khi Seoer muốn Seo một dự án nào đó mới nghĩ ra hoặc khách hàng chưa từng có website yêu cầu, thì việc kiếm được một domain có tuổi đời lâu năm là một lợi thế nhất định giúp quá trình Seo thành công nhanh hơn.

Seongon cũng hay đi mò mua domain lâu năm về găm lại. Và tất nhiên cũng có công cụ chuyên dùng để check tuổi domain.

Tuổi domain nếu check ở who.is hay các bên cung cấp thông tin domain thì thường tính từ lúc domain được đăng ký và … đăng ký lại. Nếu check ở đây mà domain qua tay vài lần rồi thì sẽ không chuẩn.

Công cụ kiểm tra tuổi domain ( domain Age ) Seongon hay dùng là công cụ online của webconfs tại địa chỉ
http://www.webconfs.com/domain-age.php
 
Vậy thôi, viết dông dài là để seo cho nó lên chứ thực ra … không có gì. :))

Lợi ích khi đăng ký nhiều Domain (Tên miền)

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc đăng ký nhiều hơn một tên miền, bạn có quyền ý tưởng.  Đăng ký và sử dụng nhiều tên miền là tên lớn để xây dựng doanh nghiệp của bạn và có thể giúp bạn tạo ra một nhận dạng năng động trực tuyến.


Khi bạn đăng ký nhiều tên miền, bạn có thể:

•  Giữ từ cạnh tranh của bạn,  đăng ký một tên miền mà khách hàng rút ra cho họ thay vì bạn.

•  Đẩy mạnh các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

• Lôi  nhiều hơn lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.

•  Hãy tận hưởng nhiều cơ hội hơn cho thị trường - và có thể được liệt kê trong - các công cụ tìm kiếm.

•  Tạo biệt là tiếp cận với các chiến lược quảng cáo nhắm mục tiêu vào các thị trường khác nhau.

•  Cung cấp cho khách hàng nhiều cách để tìm kiếm cho bạn khi tìm kiếm trên mạng Internet.

•  Nắm bắt lỗi chính tả phổ biến của tên miền của bạn, thay vì gửi cho khách truy cập vào một trang báo lỗi.

•  Bảo vệ thương hiệu của bạn và nhận dạng trực tuyến từ những người có thể có mục đích

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Tên miền - định nghĩa và phân loại


Mọi người trên thế giới đều có một cái tên, mọi cửa hàng cần có một địa chỉ. Và không ngoại lệ, website của chúng ta khi đưa lên thế giới mạng internet bao la thì cũng cần phải có cái gì đó để người khác họ gọi, họ gõ, để họ truy cập.
Vâng, đó chính là domain hoặc tên miền. Nó chính là định danh của bạn, cửa hàng, sản phẩm của bạn trên internet. Tên người thì có thể giống nhau, nhưng tên miền thì chỉ có duy nhất, ai đăng ký mua trước thì sẽ được.

Cấu trúc tên miền gồm hai phần. Tạm gọi là phần đầu và phần đít. Hai phần được ngăn cách với nhau bằng dấu chấm .

- Phần đầu: thể hiện tên của chủ thể, cá nhân. Ví dụ: izwebz; minhman; thachpham;….
- Phần đít: là loại tên miền. Có 2 loại tên miền: quốc tế (.com; .net; .org; .info) và quốc gia (.vn; .us; .ca; .jp; .tw;…)

Khi kết hợp 2 cái đó lại thì chúng ta sẽ có được tên miền hoàn chỉnh. Ví dụ: nhahoa.com; dantri.com;
Hiện tại, theo số lượng thống kê tên Godaddy.com thì có hơn 1005 loại tên miền và được chia là nhiều thể loại khác nhau như: giáo dục(.academy; .edu;… ), kinh doanh (.company; .club; .business;…), công nghệ (.chat; .codes; .camera;…) và còn rất nhiều tên miền thú vị khác như .wtf; .xxx;… các bạn có thể xem thêm tại danh sách này.

Ngoài ra, nếu phân theo cấp thì chúng ta có tên miền cấp 1; cấp 2. Ví dụ: tên miền tuoitre.vn, vietnam.gov là tên miền cấp 1; tuoitre.com.vn, vietnam.gov.vn là tên miền cấp 2. Tất nhiên, mỗi loại tên miền (phần đít) đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.

.com – dùng cho mọi thể loại, là loại tên miền cực kỳ phổ biến
.org – dành cho các tổ chức, doanh nghiệp; đoàn thể chính trị xã hội
.info – dành cho các cá nhân
.gov – dành cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ
.edu – dành cho các tổ chức về đào tạo giáo dục
.wtf – dành cho các thể loại bựa
.xxx – dành cho các thể loại jav, cấp 3,…

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Phân biệt Website tĩnh và website động


Bạn vẫn thường nghe đến "Website động" (còn gọi tắt là "Web động") và "Website tĩnh" (còn gọi tắt là Web tĩnh). Vậy thế nào là "web động" và thế nào "web tĩnh"? Website động khác website tĩnh như thế nào?
Đơn giản là Website động có thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu còn website tĩnh thì không.

Website động
Web "Động" là thuật ngữ được dùng để chỉ những website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được với giao thức...

Thực chất, website động là một phần mềm chạy trên nền tảng cơ sở web (web-base) với giao diện là một website tĩnh (nền tảng là văn bản HTML). Với chương trình phần mềm này, người chủ website có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên nghiệp. Hơn nữa, với các chương trình ứng dụng, khách tham quan có thể trao đổi thông tin với chủ website và những người cùng vào website như mình.

Bạn hãy tưởng tượng website như một công cụ quảng cáo luôn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, cũng như khách hàng hiện tại của bạn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không hạn chế về mặt thời gian và không gian. Giả sử cửa hàng của Bạn là một phòng trưng bày về mẫu mốt thời trang với nhiều cô ma-nơ-canh đứng trưng bày các mẫu mốt mới.

Nếu bạn làm web tĩnh, cũng giống như các ma-nơ-canh này đã được chế tạo rất hoàn thiện nhưng sẽ không bao giờ thay đổi tư thế, về cả những bộ quần áo mà các cô mặc. Nếu muốn làm lại kiểu dáng mới, bạn phải hoàn toàn phụ thuộc vào nhà thiết kế, hay bạn phải mất chi phí mua mới. Còn nếu bạn làm web động, thì cũng giống như các cô ma-nơ-canh này chỉ được dựng lên như một bộ khung mà tự Bạn luôn có thể thay đổi từ dáng đứng, cách ăn mặc, dù là thời trang mùa xuân, mùa hè, mùa thu hay mùa đông, các mẫu mốt luôn hợp thời đại, mà không mất thêm một khoản chi phí nhỏ nào cho người tạo ra chúng. Hiểu cách khác, những bộ mốt mới trưng bày chính là những thông tin, thông báo về tình hình phát triển các sản phẩm - dịch vụ mà Bạn luôn muốn cập nhật để khách hàng được rõ.

Hãy tưởng tượng tiếp, các chức năng của một website động cũng giống như những thành phần của một bộ khung ma-nơ-canh. Bạn có thể chỉnh sửa cẳng tay của những bộ khung này, nâng chúng lên hoặc hạ chúng xuôi xuống, điều chỉnh thành chân bước hay chân đứng thẳng, thành tư thế ngồi hoặc đứng, đó là khả năng tuỳ biến của một chương trình phần mềm điển hình. Hoặc Bạn có thể tháo rời hay lắp lại đôi tay, đôi chân của ma-nơ-canh, đó là khả năng tương thích của từng module với tổng thể một chương trình.

Web tĩnh

Website tĩnh là một cách gọi khác của website phiên bản đầu tiên. Khi những website đầu tiên hiện diện trên mạng Internet, nó chỉ là một văn bản HTML đơn thuần, có nhiệm vụ đăng tải các thông tin giống như một tờ báo. Khách thăm website giống như những người đọc báo, không thể trò truyện, giao tiếp với nó. Nội dung của website được xác định ngay từ khi "lên khuôn". Nếu muốn thay đổi, thêm bớt nội dung, người quản lý phải biết làm lại khuôn để có thể in ra những tờ báo mới.

Nếu bạn đã đọc phần tìm hiểu về website 'động', chắc bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế website tĩnh?

Không hẳn một website tĩnh không có lợi thế hơn so với một website động. Với web tĩnh, bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Bởi website động là chương trình, website của bạn chỉ có thể có được bố cục giao diện nhất định do chương trình quy định. Với website tĩnh thì khác, bạn hoàn toàn có thể thiết kế mỗi trang có một cách trình bày và giao diện khác nhau. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả.

Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các cơ chế tìm kiếm (Search Engine) hơn nhiều so với website động. Bởi vì địa chỉ url của các .html trong web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Các quy tắc chọn Domain (Tên Miền)


Trước khi bạn lựa chọn cho mình một tên miền phù hợp, bạn cần biết một số quy định đối với tên miền sau đây:

Quy định khi đặt mua tên miền:

Tên miền (Domain name) không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org

Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.

Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).

Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hoặc http://www. Đây là các thành phần chung áp dụng cho tất cả các tên miền.

Để có một tên miền tốt, cần phải theo những quy tắc?

Tên miền là do bạn tự chọn. Tuy nhiên, để có một tên miền ấn tượng và hiệu quả bạn nên chọn theo một số quy tắc sau:

1. Cố gắng đặt tên miền ngắn gọn, dễ nhớ.

Trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty hay thương hiệu của bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được (vnn.vn, hp.com, sony.com, vnnic.vn…). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo. Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên như vnn.vn, hp.com, sony.com, buy.com… Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặc biệt, ngắn gọn hoặc gắn liền đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn và khi phát âm dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn.

2. Tên miền liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, tên công ty của bạn.

Điều này bạn thường lựa chọn khi đặt tên miền, tuy nhiên lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền như tên doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu của bạn. Hãy tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Bạn có thể ghép các ký tự lại hoặc bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi VN,.COM,.NET,.ORG.

3. Tên miền không gây nhầm lẫn.

Một tên miền tốt là tên miền không gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký thì Quý khách có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của Quý khách cần phải dễ đọc khi Quý khách phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( – ) trong tên miền của Quý khách.

4. Tên miền phải xác lập dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay: .vn, .cc, .ws, .tv, và .to ( thật ra đó là tên miền của những quốc gia là Vietnam, Cocos ,Western Samoa, Tuvalu, và Tonga), nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ hãnh diện có một tên miền quốc gia, đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.

5. Khó viết sai

Mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ, để chỉ đến một website khác.

Lý do nên chọn Tên Miền (Domain) Việt Nam (.vn)

Tên miền quốc gia Việt Nam .vn, theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166 được Tổ chức Liên hợp quốc phân bổ, xác định là chủ quyền quốc gia Việt Nam trên mạng Internet. Trong quá trình hội nhập, tên miền .vn đã và đang khẳng định tên tuổi và vị thế của mình trên thương trường quốc tế.


Khác với tên miền quốc tế .com, .net. Tên miền nước Việt Nam “.vn” có những lợi thế sau:

1. Được pháp luật nước Việt Nam bảo vệ: Điều 12 – Luật Công nghệ thông tin quy định: Nghiêm cấm việc giả mạo trang thông tin điện tử của các tổ chức, các cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó …

2. Kỹ thuật tin tưởng, an toàn: Hệ thống máy chủ tên miền “.vn” (DNS) quốc gia được giám sát 24/24 giờ với hệ thống dự phòng đảm bảo độ tin tưởng cao, vận hành an toàn, tên miền sẽ không bao giờ bị ngừng hay bị ” bẻ ghi ” sang các trang web có nội dung không mong đợi khác.

3. Hạn chế tối đa khi mất liên lạc quốc tế:
Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại các server có địa chỉ IP ở trong nước, khi mất liên lạc quốc tế như những trường hợp đứt cáp quang biển thì liên lạc và tương quan giữa Internet trong nước vẫn còn nguyên. Ngược lại sẽ mất toàn bộ liên lạc Internet cả trong nước lẫn quốc tế.

4. Truy vấn chớp nhoáng: Tên miền quốc gia “.vn” được quản lý, đảm bảo bởi 07 cụm máy chủ DNS phủ sóng tại các điểm khác nhau trên toàn quốc (5 điểm trong nước , 21 điểm tại nước ngoài) giúp cho việc truy vấn tên miền “.vn” từ phía người dùng tại Việt Nam và trên toàn bộ thế giới được thực hiện một cách nhanh chóng nhất.

5. Được Hệ thống trung chuyển Internet trong nước – VNIX của VNNIC phục vụ: Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại các máy chủ có địa chỉ IP ở trong nước được hệ thống trung chuyển Internet Quốc gia VNIX tự động trung chuyển tất cả lưu lượng Internet trong nước bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất.

6. Xu hướng sử dụng cộng đồng: Hiện tại đăng ký một tên miền “.vn”, được miễn phí một tên miền tiếng việt có dấu. Đây là tên miền bằng tiếng mẹ đẻ mà quốc tế đã công nhận, được gọi là tên miền đa ngữ ( IDN ) ngày càng phát triển và đang tăng nhanh với số lượng lớn ở các nước quanh ta, là xu hướng tất yếu để phát triển công nghiệp nội dung trên Internet của cộng đồng trong tương lai gần.

7. Chăm sóc, hỗ trợ : VNNIC và các Nhà đăng ký tên miền “.vn” (registrar) luôn sẵn sàng trợ giúp người đăng ký sử dụng giải quyết các vấn đề kỹ thuật cũng như hành chính liên quan đến tên miền “.vn”. Nhắc nhở trước chủ thể sử dụng đóng phí duy trì khi tên miền đến hạn và cho phép tên miền được quá hạn tới tối đa 30 ngày mới xóa chính thức, điều mà không bao giờ có khi dùng tên miền .com; .net.

8. Lợi ích tìm kiếm và quảng bá: Hầu hết các chương trình tìm kiếm trên mạng (đặc biệt là google) sẽ ưu tiên liệt kê các tên miền có mã quốc gia “.vn” lên trước nhất khi search tại Việt Nam.

9. Đăng ký thuận tiện: Các chủ thể có nhu cầu đều có thể dễ dàng đăng ký tên miền “.vn” thông qua các Nhà đăng ký tên miền “.vn” ( www.nhadangky.vn ) của VNNIC tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với thủ tục đăng ký tên miền “.vn” đơn giản, nhanh gọn và dễ dàng cho người đăng ký. Chủ thể có thể đăng ký trực tuyến qua mạng Internet khi sử dụng tài khoản tại Ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình để nộp phí, lệ phí tên miền.