Hiển thị các bài đăng có nhãn website. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn website. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Phân biệt Website tĩnh và website động


Bạn vẫn thường nghe đến "Website động" (còn gọi tắt là "Web động") và "Website tĩnh" (còn gọi tắt là Web tĩnh). Vậy thế nào là "web động" và thế nào "web tĩnh"? Website động khác website tĩnh như thế nào?
Đơn giản là Website động có thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu còn website tĩnh thì không.

Website động
Web "Động" là thuật ngữ được dùng để chỉ những website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được với giao thức...

Thực chất, website động là một phần mềm chạy trên nền tảng cơ sở web (web-base) với giao diện là một website tĩnh (nền tảng là văn bản HTML). Với chương trình phần mềm này, người chủ website có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên nghiệp. Hơn nữa, với các chương trình ứng dụng, khách tham quan có thể trao đổi thông tin với chủ website và những người cùng vào website như mình.

Bạn hãy tưởng tượng website như một công cụ quảng cáo luôn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, cũng như khách hàng hiện tại của bạn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không hạn chế về mặt thời gian và không gian. Giả sử cửa hàng của Bạn là một phòng trưng bày về mẫu mốt thời trang với nhiều cô ma-nơ-canh đứng trưng bày các mẫu mốt mới.

Nếu bạn làm web tĩnh, cũng giống như các ma-nơ-canh này đã được chế tạo rất hoàn thiện nhưng sẽ không bao giờ thay đổi tư thế, về cả những bộ quần áo mà các cô mặc. Nếu muốn làm lại kiểu dáng mới, bạn phải hoàn toàn phụ thuộc vào nhà thiết kế, hay bạn phải mất chi phí mua mới. Còn nếu bạn làm web động, thì cũng giống như các cô ma-nơ-canh này chỉ được dựng lên như một bộ khung mà tự Bạn luôn có thể thay đổi từ dáng đứng, cách ăn mặc, dù là thời trang mùa xuân, mùa hè, mùa thu hay mùa đông, các mẫu mốt luôn hợp thời đại, mà không mất thêm một khoản chi phí nhỏ nào cho người tạo ra chúng. Hiểu cách khác, những bộ mốt mới trưng bày chính là những thông tin, thông báo về tình hình phát triển các sản phẩm - dịch vụ mà Bạn luôn muốn cập nhật để khách hàng được rõ.

Hãy tưởng tượng tiếp, các chức năng của một website động cũng giống như những thành phần của một bộ khung ma-nơ-canh. Bạn có thể chỉnh sửa cẳng tay của những bộ khung này, nâng chúng lên hoặc hạ chúng xuôi xuống, điều chỉnh thành chân bước hay chân đứng thẳng, thành tư thế ngồi hoặc đứng, đó là khả năng tuỳ biến của một chương trình phần mềm điển hình. Hoặc Bạn có thể tháo rời hay lắp lại đôi tay, đôi chân của ma-nơ-canh, đó là khả năng tương thích của từng module với tổng thể một chương trình.

Web tĩnh

Website tĩnh là một cách gọi khác của website phiên bản đầu tiên. Khi những website đầu tiên hiện diện trên mạng Internet, nó chỉ là một văn bản HTML đơn thuần, có nhiệm vụ đăng tải các thông tin giống như một tờ báo. Khách thăm website giống như những người đọc báo, không thể trò truyện, giao tiếp với nó. Nội dung của website được xác định ngay từ khi "lên khuôn". Nếu muốn thay đổi, thêm bớt nội dung, người quản lý phải biết làm lại khuôn để có thể in ra những tờ báo mới.

Nếu bạn đã đọc phần tìm hiểu về website 'động', chắc bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế website tĩnh?

Không hẳn một website tĩnh không có lợi thế hơn so với một website động. Với web tĩnh, bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Bởi website động là chương trình, website của bạn chỉ có thể có được bố cục giao diện nhất định do chương trình quy định. Với website tĩnh thì khác, bạn hoàn toàn có thể thiết kế mỗi trang có một cách trình bày và giao diện khác nhau. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả.

Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các cơ chế tìm kiếm (Search Engine) hơn nhiều so với website động. Bởi vì địa chỉ url của các .html trong web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.

Các loại máy chủ phù hợp với quy mô các doanh nghiệp

Khi nào thì doanh nghiệp bạn cần phải thuê server máy chủ?

Với một chiếc máy tính thông thường không kết nối với máy chủ, một cá nhân chỉ có thể tự kết nối với một máy in, thậm chí, phải cài đặt driver của toàn bộ máy in có trong văn phòng, tháo lắp dây kết nối qua lại hay hạ sách là sử dụng USB để sao chép dữ liệu vào một máy tính kết nối máy in. Nếu sử dụng máy chủ, chúng ta không cần đến những thao tác phức tạp trên.

Máy chủ – Server thực ra chỉ là một chiếc CPU nhưng có những chức năng và cấu hình hơn một chiếc CPU ở chỗ nó dùng hệ điều hành riêng, được dùng làm trung tâm kết nối các máy tính với nhau.  Ở quy mô nhỏ hơn trong một văn phòng, công ty, khi sử dụng máy chủ, chúng ta chỉ cần cài đặt máy in lên máy chủ, nối mạng với tất cả máy tính còn lại, đơn giản hơn là tạo ra thư mục dữ liệu chung để tất cả các máy tính khác có thể sử dụng, trao đổi webmail với nhau hay chạy các website, phần mềm chuyên dụng riêng, và có thể gọi mạng kết nối này là mạng Lan. Trong khi đó, ở quy mô lớn hơn rất nhiều, các máy tính có thể kết nối với nhau thông qua kết nối mạng Internet, mọi thông tin bạn tìm kiếm được lưu trữ trên các máy chủ ở các vị trí khác nhau trên thế giới, mỗi một thao tác, hoạt động như bạn xem video trên youtube, đọc tin tức hay nghe nhạc online, điều đó có nghĩa bạn đang nhận thông tin từ dữ liệu đám mây chứ không xuất phát từ ổ đĩa cứng trên máy tính cá nhân của bạn.



Chọn lựa Máy chủ cho Doanh nghiệp:

Tùy theo mức độ khai thác sử dụng và khả năng chi phí cho thiết bị quan trọng này mà bạn có thể chọn lựa cho mình một chiếc Máy chủ phù hợp môi trường kinh doanh, hoạt động công nghệ thông tin của Doanh nghiệp. Mặc dù việc lựa chọn các PC đóng gói sẵn của các nhà sản xuất có tên tuổi sẽ đảm bảo chất lượng của các hệ thống Máy chủ, nhưng bạn vẫn có thể tự lắp ráp cho mình các hệ thống, dưới đây là một vài tiêu chuẩn chọn lựa các thiết bị chuyên dùng cho Máy chủ dựa theo quy mô hoạt động của Doanh nhiệp mà bạn có thể tham khảo.

Máy chủ cho Doanh nghiệp nhỏ

Đối với các Doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu sử dụng Máy chủ sẽ tập trung vào việc lưu trữ dữ liệu quan trọng từ các máy trạm trong mạng LAN và đóng vai trò là một máy quản lý, phân giải, chia sẻ thư mục. Doanh nghiệp nhỏ với một số lượng ít các máy trạm trong mạng LAN, thì một Máy chủ được trang bị bộ CPU Pentium 4 hay Core Duo, đáp ứng tốt yêu cầu này của Doanh nghiệp. Những máy chủ loại này có thể tham khảo chọn lựa là: IBM (x3200), HP (ML 110G5) , FPT (SP 540),… với mức giá trên dưới 1500 USD phù hợp cho sự khởi đầu hệ thống CNTT trong Doanh nghiệp.

 Khi chọn lựa các Máy chủ loại này, cần phải chọn một Máy chủ làm sao có thể nâng cấp khả năng lưu trữ của chúng khi cần thiết và có tích hợp những điều khiển cần thiết cho việc lập cơ chế chống lỗi ổ cứng (Raid 0 , 1). Đặc biệt, với vấn đề gắn thêm các ổ cứng, Doanh nghiệp sẽ có một số lựa chọn với những mức chi phí hoàn toàn khác biệt như ổ đĩa giao tiếp SATA 2, SCSI hay SAS. Trong đó, SAS là chuẩn giao tiếp mới với kích thước nhỏ gọn 2.5″ – tương đương nhưng có tốc độ vòng quay lên tới 10.000 RPM hay 15.000 RPM và khả năng kết nối nhiều ổ SAS, lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Người anh em của SAS là SCSI có cùng tốc độ nhưng lại có kích thước lớn hơn 5.2″. Mặc dù vậy, do các ổ SAS có chi phí đầu tư khá cao nên việc lựa chọn SATA2 với tốc độ 7200RPM và băng thông 300MB/s có lẽ là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất nếu hệ thống của doanh nghiệp hoạt động độc lập và không tương tác nhiều với dữ liệu, phần mềm máy chủ trên Máy chủ.

Máy chủ cho Doanh nghiệp SMB

Đối với các Doanh nghiệp SMB, nhu cầu trang bị các Máy chủ là cần thiết và không thể thiếu trong quá trình hoạt động lâu dài khi một máy chủ phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong một hệ thống mạng LAN hiện nay như: Mail, Web,…. Một máy chủ cần phải luôn sẵn sàng và đáp ứng ngay tức thì khi cần triển khai các dịch vụ, ứng dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không những vậy, còn phải hoạt động liên tục và có tính chống lỗi cao khi gặp trục trặc về vấn đề phần cứng cũng như phần mềm. Hệ thống không thể sụp đổ khi có trục trặc xảy ra, phải có tính dự phòng cho các trường hợp này do cả hệ thống mạng hoạt động dựa vào việc điều khiển của các Máy chủ này.

Vấn đề phần cứng điều khiển khả năng lưu trữ của Máy chủ cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Máy chủ phải có khả năng tương thích với nhiều giao tiếp khác nhau của các điều khiển SCSI, SAS. Các cơ chế chống lỗi phần cứng được tích hợp ít nhất cũng phải là Raid 1, tốt nhất là Doanh nghiệp loại này nên sử dụng cơ chế chống lỗi của Raid 5 trên các Controller Raid card trang bị thêm hay có thể đã được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. Một số lựa chọn cho phân khúc này của thị trường khá đa dạng, cụ thể như: IBM (x3400), HP (Proliant DL380G5), T&H (SupperMáy chủ XC752BD2) với mức giá nằm trong khoảng trên dưới 3000 USD.

Máy chủ cho các Doanh nghiệp lớn:

Doanh nghiệp lớn có nhiều lựa chọn trong thị trường các Máy chủ chuyên dụng của các nhà sản xuất lớn trên thị trường: IBM, HP, Dell, Micro, SUN,… Các Máy chủ này có những mức giá khác biệt hoàn toàn so với các Máy chủ thông thường và đi kèm là những khả năng mở rộng, nâng cấp cao hơn. Khả năng mở rộng nâng cấp đó có thể kể đến như nhiều CPU, dung lượng RAM, HDD và khả năng chống lỗi toàn diện (HDD, RAM, PSU) và chúng có thể hoạt động gần như là life-time trong hệ thống của Doanh nghiệp. Các Máy chủ loại này thường có chi phí cao hơn nhiều so với các Máy chủ ở trên. Với các Máy chủ loại này, có thể phục vụ cho hàng trăm người dùng của Doanh nghiệp mà không sợ tình trạng quá tải của mạng LAN, mức giá cũng lên đến khoảng vài chục ngàn USD (IBM x3950), tuy nhiên, không thể phủ nhận những giá trị mà nó mang lại.

Được phát triển theo tiêu chuẩn khắt khe của các nhà sản xuất máy tính cùng một qui trình kiểm tra kỹ tính tương thích, sự ổn định của các linh kiện trong thời gian hoạt động liên tục nên khi các Máy chủ của các nhà cung cấp tên tuổi trên thị trường tới tay bạn có thể yên tâm hoàn toàn với chất lượng của chúng. Khi lựa chọn các Máy chủ loại này, có 2 loại để bạn lựa chọn: dạng Tower hay dạng Blade. Nếu như các Máy chủ dạng Tower có dạng Case đứng chắc chắn phù hợp cho một JackMount có sức chứa 2 CPU thì các các Máy chủ dạng blade (dạng phiến) 1U hay 2U tiết kiệm không gian và có khả năng xếp nhiều phiến trong một tủ mạng nhằm bảo vệ chúng không bị mất mát và bảo mật hơn cùng với các thiết bị mạng quan trọng khác như Switch, Router. Nếu như có nhu cầu nâng cấp, thêm mới các máy chủ sau này thì việc chọn lựa các Máy chủ dạng Blade sẽ đảm bảo cho bạn một không gian thoải mái nhất.

Hầu hết các Máy chủ này chưa bao gồm các hệ điều hành máy chủ, người mua sẽ phải tự cài đặt chúng vào hệ thống. Một số nhà cung cấp có thể xây dựng sẵn hệ điều hành Linux do OS này miễn phí và chi phí không quá cao (nếu có), để sử dụng Windows Máy chủ, hiển nhiên Doanh nghiệp phải trang trải thêm một khoản ngân sách cho bản quyền của chúng.

Tùy theo mức chi phí cho việc áp dụng CNTT vào quá trình hoạt động của mình, Doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp đồng hành cùng quá trình hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam hiện nay, để tìm kiếm một máy chủ phù hợp, ngoài việc phải bỏ ra chi phí hàng chục triệu đồng, các Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn giải pháp thuê Máy chủ và Chỗ đặt máy chủ để đảm bảo không chỉ về mặt cấu hình mà còn an tâm hơn với dịch vụ bảo trì, môi trường phù hợp cho chiếc máy chủ – đầu mối thông tin và lưu trữ dữ liệu quan trọng được chăm sóc một cách an toàn và hoạt động hiệu quả nhất.

Cách để lựa chọn một hosting tốt nhất

Lựa chọn được một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Internet/web (dịch vụ web hosting) phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp là một công việc tưởng như đơn giản mà lại không đơn giản. Bài viết này xin điểm qua một số điều cần thiết trong việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ hosting phù hợp với công việc kinh doanh của bạn.



Có một vài người do muốn tiết kiệm tiền hoặc chưa dám mạnh dạn đầu tư nên hay tìm những free web host. Và thường thì các bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng free webhost bao giờ cũng thơm mùi nhang vì là đồ chùa mà, nhiều lỗi, hay die, quảng cáo, cấm cái này hạn chế cái kia ... chết bất đắc kỳ tử. Và thử tưởng tượng bạn đầu tư cả núi thời gian vào đó tự nhiên một ngày lên mạng thấy cái giấy báo tử của site mình thì không điên sao được. Chính vì vậy các bạn hãy mạnh dạn đầu từ và đọc thêm phần kiếm tiền với site của mình, bạn sẽ không phải lo về khoản chi phí này nữa.

Web host là gì?

Về cơ bản web host là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ website mà bạn tạo ra trên server và nó có khả năng truyền dữ liệu trên internet. Cho nên khi có ai đó gõ vào domain của bạn và website của bạn sẽ xuất hiện. Server  hiểu nôm na cũng là một dạng máy tính chịu trách nhiệm "phục vụ" cho website của bạn trên internet.

Làm như thế nào để chọn một web host tốt.

Một khi bạn đi đến quyết định mua host cho mình thì bạn phải cân nhắc rất nhiều điều kiện và có khi bạn cũng phân vân làm thế nào để biết một web host được cho là tốt? vì trên mạng có quá nhiều nhà cung cấp hosting với những lời quảng cáo ngọt như đường. Tuy nhiên trước khi quyết định Mua host giá rẻ của một công ty nào đó bạn nên kiểm tra ngay xem nó có thực sự tốt hay không. Thật may mắn cho chúng ta là việc kiểm tra lại khá đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Một trong những quyết định rất quan trọng mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân là lựa chọn dịch vụ web hosting tốt nhất sau khi đăng ký một Mua Tên miền đẹp giá rẻ. Trước khi chọn nhà cung cấp hosting bạn cần xem một số ý kiến sau:

Dung lượng: Mỗi nhà cung cấp có các gói web hosting với dung lượng khác nhau. Do vậy bạn cần chọn nhà cung cấp nào có các gói hosting đáp ứng nhu cầu của bạn. Khi có nhu cầu mở rộng bạn dễ dàng nâng cấp chúng.

Sự ổn định, tốc độ, an toàn: Tốc độ, độ tin cậy là vô cùng quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến. Trong khi lựa chọn dịch vụ web hosting, bạn cần đảm bảo rằng đó luôn ổn định và an toản. Ngoài ra website truy cập chậm cũng  rất bực bội.  Vì vậy, làm thế nào để bạn biết một công ty hosting là đáng tin cậy hay không?  Từ thông tin phản hồi từ người khác!  Bạn có thể thử truy cập vào trang web của bạn trong nhiều thời gian khác nhau để xem độ ổn định và tốc độ.

Hỗ trợ khách hàng: Nhà cung cấp hosting hỗ trợ như thế nào?  Họ có nhanh chóng hỗ trợ  vấn đề của bạn hay không?  Bạn có thể phụ thuộc vào việc này?.

Giá cả: Giá cả cũng là một trong những yếu tố lựa chọn dịch vụ web hosting tốt nhất.  Nó không nhất thiết phải thật sự đắt tiền là tốt nhất.  Đơn giản chỉ cần so sánh giá cả và các dịch vụ trước khi đăng ký.

Băng thông: Bạn cũng cần phải xem các gói hosting của nhà cung cấp hosting có đáp ứng được nhu cầu băng thông cho website của bạn không? Nêu bạn sử dụng băng thông quá lớn chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy chủ riêng.  Sau cùng bạn cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được những dịch vụ tốt nhất cho số tiền quý vị đầu tư.

Kết luận:

Việc chọn cho mình một dịch vụ Host giá rẻ phù hợp sẽ quyết định sự phát triển và độ ổn định cho website của bạn. Chọn đúng 1 dịch vụ tốt sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian và tiền bạc. Kinh nghiệm cá nhân của tôi là nên bắt đầu từ gói hosting nhỏ nhất,sau đó theo dõi thường xuyên và upgrade dần lên gói hosting chất lượng cao đến khi thích hợp.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Các tiêu chí khi chọn mua hosting chất lượng

Hosting (web hosting) là nơi không gian trên máy chủ (server) có cài dịch vụ Internet như ftp,www, đây là nơi chứa nội dung trang web hay dữ liệu website của bạn. Bạn buộc phải thuê Web Hosting khi tạo dựng một website để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy chủ (server) cũng là những máy tính luôn có một địa chỉ mạng cố định được kết nối vào Internet (hay còn gọi là địa chỉ IP).


Các tiêu chí khi chọn mua hosting chất lượng

1. Sự ổn định, tốc độ, an toàn:

Tốc độ, độ tin cậy là vô cùng quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến. Trong khi lựa chọn dịch vụ web hosting, bạn cần đảm bảo rằng nó luôn ổn định và an toàn. Ngoài ra, website truy cập chậm cũng gây sự bực bội với khách hàng.

Vì vậy, làm thế nào để bạn biết một công ty hosting là đáng tin cậy hay không? Từ thông tin phản hồi của những người xung quanh, bạn có thể thử truy cập vào trang web của mình trong nhiều thời gian khác nhau để xem độ ổn định và tốc độ.

2. Dung lượng:

Mỗi nhà cung cấp có các gói web hosting với dung lượng khác nhau. Do vậy bạn cần chọn nhà cung cấp nào có các gói hosting đáp ứng nhu cầu của bạn. Khi có nhu cầu mở rộng bạn dễ dàng nâng cấp chúng.

3. Hỗ trợ khách hàng sau bán hàng 
Khi bạn gặp trục trặc chắc chắn bạn sẽ cần phải giải quyết ngay vấn đề để tránh ảnh hưởng tới chính bạn đọc, khách hàng của bạn. Khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn phải lưu ý kĩ về thái độ phục vụ, khả năng hỗ trợ và tốc độ giải quyết vấn đề. Một nhà cung cấp hosting uy tín, chất lượng sẽ hỗ trợ các bạn 24/7/365 thông qua các hình thức sau:

Tổng đài CSKH

Gửi SMS

Gửi hỗ trợ qua e-mail

Hỗ trợ trực tuyến qua chat

Tuy nhiên không phải nhà cung cấp dịch vụ hosting nào cũng có thể hỗ trợ các bạn hùng hậu như thế được. Lựa chọn là của bạn và hãy thử tất cả các dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp khi bạn gặp vấn đề.

4. Băng thông:

Bạn cũng cần phải xem các gói hosting của nhà cung cấp hosting có đáp ứng được nhu cầu băng thông cho website của bạn không. Nếu sử dụng băng thông quá lớn chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy chủ riêng. Sau cùng, bạn cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được những dịch vụ tốt nhất cho số tiền bạn đầu tư.

5. Giá cả

Đây cũng là một yếu tố để lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt. Không nhất thiết các bạn phải chọn những gói host đắt tiền mới là tốt nhất. Hãy so sánh dịch vụ của từng nơi sau đó hãy đưa ra quyết định.

Các quy tắc chọn Domain (Tên Miền)


Trước khi bạn lựa chọn cho mình một tên miền phù hợp, bạn cần biết một số quy định đối với tên miền sau đây:

Quy định khi đặt mua tên miền:

Tên miền (Domain name) không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org

Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.

Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).

Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hoặc http://www. Đây là các thành phần chung áp dụng cho tất cả các tên miền.

Để có một tên miền tốt, cần phải theo những quy tắc?

Tên miền là do bạn tự chọn. Tuy nhiên, để có một tên miền ấn tượng và hiệu quả bạn nên chọn theo một số quy tắc sau:

1. Cố gắng đặt tên miền ngắn gọn, dễ nhớ.

Trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty hay thương hiệu của bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được (vnn.vn, hp.com, sony.com, vnnic.vn…). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo. Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên như vnn.vn, hp.com, sony.com, buy.com… Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặc biệt, ngắn gọn hoặc gắn liền đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn và khi phát âm dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn.

2. Tên miền liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, tên công ty của bạn.

Điều này bạn thường lựa chọn khi đặt tên miền, tuy nhiên lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền như tên doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu của bạn. Hãy tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Bạn có thể ghép các ký tự lại hoặc bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi VN,.COM,.NET,.ORG.

3. Tên miền không gây nhầm lẫn.

Một tên miền tốt là tên miền không gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký thì Quý khách có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của Quý khách cần phải dễ đọc khi Quý khách phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( – ) trong tên miền của Quý khách.

4. Tên miền phải xác lập dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay: .vn, .cc, .ws, .tv, và .to ( thật ra đó là tên miền của những quốc gia là Vietnam, Cocos ,Western Samoa, Tuvalu, và Tonga), nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ hãnh diện có một tên miền quốc gia, đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.

5. Khó viết sai

Mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ, để chỉ đến một website khác.

Các lựa chọn đối với Hosting trên một máy chủ

Điều trước tiên xem xét khi thiết lập nhiều website là liệu có lưu trữ tất cả chúng tại cùng một công ty web hosting không. Nhiều dịch vụ lưu trữ web đưa ra các gói dịch vụ để bạn thiết lập nhiều website trên một tài khoản duy nhất và hầu hết sẽ cho phép bạn thiết lập nhiều tài khoản và mỗi tài khoản quản lý một site.
Họ có lẽ cũng giảm giá đối với việc đặt nhiều website cùng một lúc nên chi phí của bạn có lẽ thấp hơn nếu bạn lựa chọn họ để đặt nhiều website.


Ngược lại, nếu bạn chọn một công ty hosting khác bạn sẽ có thể so sánh chất lượng của công ty khác với công ty mà bạn đang thuê hiện nay. Nếu bạn từng gặp phải các vấn đề với họ, bạn sẽ phải có một sự thay thế. Không “đặt  tất cả trứng vào cùng một giỏ” như người ta vẫn nói là điều thông minh.Lợi thế nữa của việc dùng một host khác là bạn sẽ có một địa chỉ IP khác cho mỗi website của bạn. Nếu site của bạn có liên quan đến nhau và bạn muốn liên kết chúng lại với nhau, thì việc sở hữu các địa chỉ IP khác nhau có thể đôi khi giúp thứ hạng website của bạn cao hơn trên các bộ máy tìm kiếm.

Các đường liên kết từ các site khác là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc có được thứ hạng website cao. Nếu những đường link này đến từ các website có chung địa chỉ IP, đó là một dấu hiệu báo với các bộ máy tìm kiếm rằng chúng hoàn toàn có thể được sở hữu bởi cùng một người, và các máy tìm kiếm có thể làm giảm giá trị của những đường link này.

Nếu bạn chọn lưu trữ tất cả các site của bạn tại cùng một công ty, về cơ bản có 3 lựa chọn: 
- Tách riêng rẽ các tài khoản dành cho mỗi website.
- Một tài khoản reseller nơi mà chúng có thể được lưu trữ hoặc thuê máy chủ.
- Nơi tất cả website cũng được lưu trữ.

Các tài khoản riêng rẽ tự nó sẽ giải thích, nên chúng ta hãy xem xét các tài khoản reseller. Là một reseller, bạn về cơ bản hoạt động như một đại lý cho công ty hosting, một trung gian giữa họ và người dùng cuối.

Ý tưởng là bạn có thể thiết lập công ty riêng của mình để đưa ra dịch vụ web hosting mà bản chất là được lưu trữ bởi công ty này. Tuy nhiên, bạn không phải bán lại dịch vụ hosting này, bạn có thể sử dụng các dịch vụ hosting dành cho các website của riêng bạn, bản chất là “reselling” dịch vụ hosting này cho chính bản thân bạn.

Một tài khoản reseller là hiệu quả bởi vì tất cả các website của bạn nằm “chung một mái nhà” và bạn có một điểm liên lạc tập trung cho các vấn đề kỹ thuật.

Hosting trên một máy chủ cho thuê mang đến cho bạn quyền kiểm soát toàn bộ máy chủ web. Bạn có thể cài đặt bất cứ phần mềm, hệ điều hành nào bạn muốn và bạn có thể phân bổ các nguồn tài nguyên như bộ nhớ và không gian ổ đĩa cho các website.

Sự bất lợi của máy chủ cho thuê là bạn chịu trách nhiệm bảo trì máy chủ và đôi khi thậm chí cả về khía cạnh kỹ thuật. Nếu bạn không quen kỹ thuật quản lý một máy chủ web, bạn có thể cần lựa chọn một máy chủ cho thuê được quản lý, nơi mà công ty hosting sẽ xử lý các vấn đề này.

Dĩ nhiên, máy chủ cho thuê đắt hơn những lựa chọn khác, nên trừ phi website của bạn được thiết lập tốt, với nhiều lưu lượng truy cập, còn không chúng có thể không phù hợp ngân sách của bạn.

Lý do nên chọn Tên Miền (Domain) Việt Nam (.vn)

Tên miền quốc gia Việt Nam .vn, theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166 được Tổ chức Liên hợp quốc phân bổ, xác định là chủ quyền quốc gia Việt Nam trên mạng Internet. Trong quá trình hội nhập, tên miền .vn đã và đang khẳng định tên tuổi và vị thế của mình trên thương trường quốc tế.


Khác với tên miền quốc tế .com, .net. Tên miền nước Việt Nam “.vn” có những lợi thế sau:

1. Được pháp luật nước Việt Nam bảo vệ: Điều 12 – Luật Công nghệ thông tin quy định: Nghiêm cấm việc giả mạo trang thông tin điện tử của các tổ chức, các cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó …

2. Kỹ thuật tin tưởng, an toàn: Hệ thống máy chủ tên miền “.vn” (DNS) quốc gia được giám sát 24/24 giờ với hệ thống dự phòng đảm bảo độ tin tưởng cao, vận hành an toàn, tên miền sẽ không bao giờ bị ngừng hay bị ” bẻ ghi ” sang các trang web có nội dung không mong đợi khác.

3. Hạn chế tối đa khi mất liên lạc quốc tế:
Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại các server có địa chỉ IP ở trong nước, khi mất liên lạc quốc tế như những trường hợp đứt cáp quang biển thì liên lạc và tương quan giữa Internet trong nước vẫn còn nguyên. Ngược lại sẽ mất toàn bộ liên lạc Internet cả trong nước lẫn quốc tế.

4. Truy vấn chớp nhoáng: Tên miền quốc gia “.vn” được quản lý, đảm bảo bởi 07 cụm máy chủ DNS phủ sóng tại các điểm khác nhau trên toàn quốc (5 điểm trong nước , 21 điểm tại nước ngoài) giúp cho việc truy vấn tên miền “.vn” từ phía người dùng tại Việt Nam và trên toàn bộ thế giới được thực hiện một cách nhanh chóng nhất.

5. Được Hệ thống trung chuyển Internet trong nước – VNIX của VNNIC phục vụ: Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại các máy chủ có địa chỉ IP ở trong nước được hệ thống trung chuyển Internet Quốc gia VNIX tự động trung chuyển tất cả lưu lượng Internet trong nước bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất.

6. Xu hướng sử dụng cộng đồng: Hiện tại đăng ký một tên miền “.vn”, được miễn phí một tên miền tiếng việt có dấu. Đây là tên miền bằng tiếng mẹ đẻ mà quốc tế đã công nhận, được gọi là tên miền đa ngữ ( IDN ) ngày càng phát triển và đang tăng nhanh với số lượng lớn ở các nước quanh ta, là xu hướng tất yếu để phát triển công nghiệp nội dung trên Internet của cộng đồng trong tương lai gần.

7. Chăm sóc, hỗ trợ : VNNIC và các Nhà đăng ký tên miền “.vn” (registrar) luôn sẵn sàng trợ giúp người đăng ký sử dụng giải quyết các vấn đề kỹ thuật cũng như hành chính liên quan đến tên miền “.vn”. Nhắc nhở trước chủ thể sử dụng đóng phí duy trì khi tên miền đến hạn và cho phép tên miền được quá hạn tới tối đa 30 ngày mới xóa chính thức, điều mà không bao giờ có khi dùng tên miền .com; .net.

8. Lợi ích tìm kiếm và quảng bá: Hầu hết các chương trình tìm kiếm trên mạng (đặc biệt là google) sẽ ưu tiên liệt kê các tên miền có mã quốc gia “.vn” lên trước nhất khi search tại Việt Nam.

9. Đăng ký thuận tiện: Các chủ thể có nhu cầu đều có thể dễ dàng đăng ký tên miền “.vn” thông qua các Nhà đăng ký tên miền “.vn” ( www.nhadangky.vn ) của VNNIC tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với thủ tục đăng ký tên miền “.vn” đơn giản, nhanh gọn và dễ dàng cho người đăng ký. Chủ thể có thể đăng ký trực tuyến qua mạng Internet khi sử dụng tài khoản tại Ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình để nộp phí, lệ phí tên miền.