Hiển thị các bài đăng có nhãn vps. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vps. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Doanh nghiệp dùng Email Server nhằm mục đích gì ?

Ngày nay đã có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho mình dịch vụ email công ty của các doanh nghiệp phần mềm hiện nay để quá trình làm việc không bị gián đoạn. Vậy mục đích sử dụng email doanh nghiệp để làm gì?

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì mục đích sử dụng email doanh nghiệp chính là xây dựng một hệ thống mail của công ty chuyên nghiệp để phục vụ cho việc thực hiện những giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp bạn và các đối tác của doanh nghiệp. Với việc quản lý một cách tập trung các tên miền riêng sẽ đem đến sự tin cậy cho các đối tác làm ăn của bạn, nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty, không chỉ thế mà những nội dung của email cũng sẽ được quản lý tốt hơn.

Với việc tích hợp cho mình các giải pháp văn phòng, dung lượng lưu trữ cực kỳ lớn, những giải pháp chống spam email cực kỳ hiệu quả đã khiến cho dịch vụ email doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn sử dụng.

Khi sử dụng dịch vụ email doanh nghiệp thì những dữ liệu của các bạn sẽ được lưu trữ trên mây – một trong những loại hình lưu trữ được người tiêu dùng đánh giá là có mức độ bảo mật ở ngưỡng tốt nhất trên thế giới. Những email của các sẽ luôn được lưu trữ trong inbox và chắn chắn rằng chúng sẽ được lưu trữ ở đó, tránh những tình trạng các bạn phải mất nhiều thời gian tìm kiếm khi không sử dụng loại hình dịch vụ này, đem đến độ hiệu quả cực kỳ cao. 

Với khả năng chống spam hoàn hảo của mình các bạn sẽ không phải chịu những phiền toái rắc rối từ các tin spam này nữa. Mức độ tương thích cực kỳ cao của dịch vụ email doanh nghiệp còn có mục đích đem đến cho các bạn những cách check mail dễ dàng nhất trên các thiết bị công nghệ số thông minh như hiện nay.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Server (máy chủ) - định nghĩa và phân loại


Server (máy chủ) là gì?
Server (máy chủ) nhìn chung cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ, xử lý các cơ sở dữ liệu, mail, web, truyền file, quản lý in ấn và các dịch vụ khác trong hệ thống mạng máy tính, internet,…

Các loại server (máy chủ) thông dụng

Hiện nay có khá nhiều loại máy chủ với các chức năng chuyên dụng khác nhau. Dưới đây sẽ là một số loại sever (máy chủ) thông dụng:
Web Server - Máy chủ Web
Database Server - Máy chủ cơ sở dữ liệu
FTP Server - Máy chủ FTP
SMTP server - Máy chủ thư điện tử
DNS Server - Máy chủ DNS
DHCP Server - Máy chủ DHCP
Applications Server - Máy chủ ứng dụng
Printer Server - Máy chủ in
Máy chủ Proxy

Kinh nghiệm chọn máy chủ riêng ảo (VPS) phù hợp với nhu cầu

Làm thế nào để chọn mua được VPS phù hợp? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn kinh nghiệm mua VPS tốt nhất.


Trước khi chọn mua VPS, chắc hẳn các bạn đã biết hoặc tự tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về VPS. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh một vài thông tin sau: 
- VPS được tạo ra dựa trên nền tảng ảo hóa nào?
- VPS giải pháp tuyệt vời để lưu trữ nhiều ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau
- Test tốc độ VPS khi về Việt Nam

Điều này đặc biệt quan trọng, vì nếu chỉ nhìn thông số của VPS như dung lượng RAM, CPU thì chưa đủ chút nào.

Chẳng hạn như 2 VPS sau:

- VPS1: 2core CPU x 2GHz, 4GB RAM, công nghệ KVM
- VPS2: 2core CPU x 2GHz, 4GB RAM, công nghệ Openz
Mới nhìn thì VPS1 và VPS2 giống nhau, nhưng thực chất thì VPS1 có thể tốt hơn VPS2 nhiều. Vì công nghệ Openz cho phép các công ty VPS oversell rất nhiều. Hiêu đơn giản là, 1 máy chủ vật lý có (10 core CPU, 20GB) RAM có thể tạo ra 20 thậm chí 50 VPS (1core CPU, 2GB RAM) nếu sử dụng nền tảng ảo hóa Openz

Có rất nhiều nền tảng công nghệ ảo hóa đang được sử dụng hiện nay. Các bạn có thể tham khảo thêm từ anh Gồ với từ khóa: KVM, Openz, Hyper-V, VMWare, Xen,… Các thông số cấu hình của VPS 

Các thông số cơ bản về VPS mà bạn cần đặc biệt quan tâm, gồm:
- CPU: Số core, tốc độ xung nhịp
- Dung lượng RAM - Băng thông: băng thông giới hạn (nếu có)
- Tốc độ internet: datacenter của công ty đó ở đâu, card mạng như thế nào
- Thời gian up-time (tương tự shared hosting)
- Hệ điều hành hỗ trợ: Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn chọn VPS phù hợp, một số nhà cung cấp chỉ hỗ trợ HĐH Linux (Google, DigitalOcean,..) mà không hỗ trợ HĐH Windows
- Các dịch vụ đi kèm khác (và đương nhiên là cả giá nữa)
Chúc các bạn thành công!

Máy chủ riêng ảo là gì?


VPS - Virtual Private Server - Máy chủ riêng ảo

Một máy chủ riêng ảo (Virtual Private Server hay VPS)  là một phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành máy tính nhiều máy chủ ảo, mỗi máy chủ đã có  khả năng của riêng.VPS là giải pháp giúp tạo ra nhiều máy chủ chia sẻ tài nguyên của một hệ thống phần cứng. VPS giúp bạn tiết kiệm chi phí khi bạn có nhu cầu dùng một máy chủ riêng.
 
Lợi thế của VPS:

+ Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.
+ Hoạt động hoàn toàn như một máy chủ riêng với quyền quản trị đảm bảo tính bảo mật cao.
+ Có thể dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các server ứng dụng khác tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp
+ Bảo trì sửa chữa nâng cấp nhanh chóng và dễ dàng.
+ Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút.

Web Hosting có những loại nào ?

Web hosting đã được bàn tới nhiều qua các bài phân tích đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực lưu trữ. Song chắc hẳn không phải ai cũng nắm chắc tất cả các loại web hosting. Đây là lý do bài viết này ra đời giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các loại web hosting, từ đó đưa ra những so sánh và lựa chọn được gói hosting phù hợp với nhu cầu của mình.

1. Shared hosting
Shared hosting là dịch vụ lưu trữ khá thông dụng hiện nay, chủ yếu cho các website nhỏ hoặc trung bình. Khi dùng Shared hosting, website của bạn sẽ được lưu trữ trên một server, server này có thể chứa thêm hàng trăm hay hàng ngàn website khác. Do có nhiều website nằm chung trên một server nên bạn thường bị giới hạn về băng thông và dung lượng lưu trữ, nhằm tránh bị ảnh hưởng đến các website khác. Ngược lại, khi các website khác dùng quá nhiều tài nguyên server cũng gây ảnh hưởng đến website của bạn. Do vậy, trung bình giá Shared hosting chỉ khoảng 4 - 5USD một tháng. Shared Hosting có hai loại: Linux hosting và Windows hosting

2.      Windows hosting
 

Nếu website được thiết kế bằng ngôn ngữ ASP và sử dụng các công cụ của Microsoft thì Windows hosting là sự lựa chọn phù hợp. Giá Windows hosting thường đắt hơn Linux hosting.

3.      Linux hosting


Với Linux hosting, bạn có thể sử dụng các công cụ được thiết kế trên nền Linux. Linux hosting phù hợp với các website ngôn ngữ PHP, Perl và các mã nguồn mở thông dụng hiện nay như WordPress, Joomla, Drupal,… Bạn không cần phải biết các dòng lệnh trong Linux mới có thể sử dụng được Linux hosting, vì phần quản lý hosting có giao diện đồ họa rất dễ sử dụng

4.      VPS hosting

VPS là viết tắt của Virtual Private Server, tức máy chủ ảo. Một server cấu hình mạnh có thể cài thêm nhiều máy ảo. Khi sở hữu VPS tức là bạn đang nắm quyền quản lý một trong các máy ảo của server. VPS hosting được sử dụng cho các website có lượng truy cập lớn. Bạn có toàn quyền khởi động lại VPS theo ý thích, vì trên VPS chỉ chứa website của riêng bạn. Tuy nhiên, khi server gặp sự cố thì toàn bộ VPS trên server đó cũng “sập” theo.

5.      Managed hosting

Các dịch vụ lưu trữ (đặc biệt là VPS hosting và Dedicated hosting) thường được chia làm hai loại: Managed hosting và Unmanaged hosting. Với Managed hosting, việc cài đặt, cấu hình trên server sẽ do nhân viên kỹ thuật thực hiện giúp bạn. Nếu đã có kinh nghiệm cài đặt, bạn có thể sử dụng Unmanaged hosting. Tất nhiên, giá Managed hosting sẽ đắt hơn Unmanaged hosting.

6.      Colocation
 

Tương tự Dedicated hosting, bạn cũng chứa website của mình trên server riêng. Tuy nhiên, ở Dedicated hosting, bạn thuê server của nhà cung cấp. Còn ở Colocation, bạn sẽ sử dụng server của chính mình. Nhà cung cấp sẽ mang server của bạn đặt vào Data Center. Nói đơn giản thì Colocation tức là dịch vụ cho thuê không gian và các dịch vụ hạ tầng để đặt máy chủ kết nối vào Internet. Colocation chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn muốn toàn quyền quản lý các hoạt động của mình. Giá của dịch vụ Colocation đắt nhất so với các dịch vụ lưu trữ khác.

7. Dedicated hosting

Khi website có nhiều lượng truy cập thì vấn đề lưu trữ website trở nên quan trọng. Bạn không thể sử dụng Shared hosting hay VPS hosting vì hai dịch vụ này thường chứa rất nhiều website của người khác, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến website của bạn. Khi sử dụng Dedicated hosting, bạn sẽ được cung cấp riêng một server. Server này chỉ chứa website của riêng bạn và bạn có toàn quyền quản lý server. Do vậy, giá của Dedicated hosting đắt hơn nhiều so với hai dịch vụ Shared hosting và VPS hosting.

Một số lỗi thiết kế bảo mật mạng, server thường gặp


1.    Mở quá nhiều cổng tường lửa so với cần thiết
Tất cả chúng ta đều biết rằng, việc mở nhiều cổng quá mức cần thiết sẽ có nhiều tác hại, tuy nhiên đôi khi việc mở cổng là không thể tránh khỏi. Cho ví dụ, lấy một máy chủ Microsoft Office Communications Server 2007 R2. Nếu bạn đang lên kế hoạch để cung cấp sự truy cập bên ngoài, khi đó một số cổng cần phải được mở. Thêm vào đó OCS 2007 R2 sẽ gán một dải rộng các cổng mang tính động. Vậy các quản trị viên bảo mật cần làm gì trong trường hợp này?

Một trong những giải pháp tốt nhất là sử dụng một reverse proxy (ví dụ như ForeFront Threat Management Gateway của Microsoft). Một reverse proxy sẽ đứng giữa Internet và máy chủ yêu cầu mở nhiều cổng khác nhau. Khi không thấy được nhu cầu cần thiết mở cổng, reverse proxy có thể chặn và lọc các yêu cầu, sau đó chuyển chúng máy chủ mà chúng được dự định gửi đến. Điều này sẽ làm ẩn máy chủ đối với thế giới bên ngoài và giúp bảo vệ mạng của bạn tránh được các yêu cầu mã độc.

2.    Hoạt động quá công suất

Với hiện trạng nền kinh tế thế giới đang suy thoái, sức ép đối với các tài nguyên máy chủ đang tồn tại ngày càng tăng. Một máy chủ có thể phải cấu hình nhiều ứng dụng cũng như nhiều role ứng dụng. Tuy cách thức tiến hành này không tồi nhưng có một vấn đề mà chúng ta cần biết là khi kích thước của mã ứng dụng tăng thì nguy cơ xuất hiện các lỗ hổng có khả năng khai thác cũng tăng lên.

Việc sử chỉ sử dụng một máy chủ chuyên dụng cho một ứng dụng là không thực tế, bạn cần phải quan tâm về các ứng dụng nào hoặc các role ứng dụng nào nên được cấu hình trên một máy chủ riêng. Cho ví dụ, để giảm tối thiểu, một máy chủ Exchange 2007 yêu cầu đến ba server roles (hub transport, client access và mailbox server). Tuy bạn có thể host tất cả ba role này trên cùng một máy chủ nhưng nên tránh thực hiện điều đó nếu cung cấp Outlook Web Access cho người dùng bên ngoài. Client Access Server role sẽ có hiệu lực cho IIS trong việc cấu hình Outlook Web Access. Chính vì vậy, nếu đặt client access server role trên cùng máy chủ như hub transport và mailbox server roles của mình thì chắc chắn bạn sẽ phơi bày cơ sở dữ liệu mailbox của mình trên Internet.

3.    Thiết lập nhưng sau đó bỏ quên

Lỗi đầu tiên mà chúng tôi muốn chỉ ra cho các bạn là việc lập kế hoạch. Nó liên quan đến những gì mà chúng ta có thể mô tả qua cụm từ “thiết lập nhưng sau đó bỏ quên”. Đây là những gì xảy ra khi các tổ chức chỉ chuyên tâm vào việc bảo vệ các mạng của họ mà quên đánh giá lại các kế hoạch bảo mật. Những hiểm họa đối với vấn đề bảo mật thường thay đổi nhanh do đó kiến trúc bảo mật của bạn cũng cần phải thay đổi theo sao cho phù hợp. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là phải đánh giá lại những nhu cầu bảo mật của công ty theo một cơ sở nào đó.

4.    Bỏ qua các máy trạm

Có người hỏi rằng, mối đe dọa lớn nhất đối với bảo mật mạng là gì. Câu trả lời của chúng tôi ở đây chính là các máy trạm (workstation). Chúng ta có thể thấy được rất nhiều tổ chức lỗ nực trong việc bảo mật mạng nhưng thực tế lại bỏ quên mất các máy trạm của họ. Trừ khi các máy trạm được bảo vệ một cách tuyệt đối an toàn, bằng không người dùng (hoặc các website mã độc) vẫn có thể cài đặt các phần mềm trái phép mà bạn không hề hay biết.

5. Việc sử dụng các chứng chỉ tự ký

Do một số tổ chức bỏ qua hoàn toàn tầm quan trọng của mã hóa SSL, chính vì vậy Microsoft đã nhóm các chứng chỉ tự ký với một số sản phẩm của họ. Bằng cách này, giao diện web có thể được sử dụng mã hóa SSL dù tổ chức vẫn chưa có chứng chỉ riêng của họ.

Tuy các chứng chỉ tự ký có khắc phục được một số vấn đề nhưng chúng không phải là cách thay thế cho chứng chỉ SSL hợp lệ được cấp từ các cơ quan thẩm định đích thực. Mục đích chính Của các chứng chỉ tự ký được dự định để trợ giúp nâng cao độ bảo mật của sản phẩm cho tới khi quản trị viên có thể bảo vệ được nó. Quả thực một chứng chỉ tự ký có thể cung cấp mã hóa SSL nhưng người dùng sẽ nhận được các thông báo báo cảnh trong trình duyệt của họ vì các máy tính của họ không tin tưởng các chứng chỉ này. Thêm vào đó, một số dịch vụ web dựa trên SSL (chẳng hạn như ActiveSync) không tương thích với các chứng chỉ tự ký vì vấn đề tin cậy.
 

6.    Tình trạng thừa đối với bản ghi bảo mật

Mặc dù các sự kiện bản ghi là rất quan trọng trong mạng, nhưng nếu ghi quá nhiều lại là chuyện khác và có thể gây hại cho mạng của bạn. Quá nhiều bản ghi có thể dẫn đến khó khăn hay có thể nói là không thể xác định được các sự kiện bảo mật mà bạn đang quan tâm. Thay cho việc phải thử toàn bộ mọi thứ, bạn hãy làm sao để có thể tập trung vào các sự kiện thực sự có ý nghĩa.

Thất bại trong việc sử dụng mã hóa SSL ở nơi cần thiết

Một website cần phải sử dụng mã hóa SSL bất cứ thời điểm nào để bảo vệ những thông tin nhạy cảm mà người dùng đang nhập vào, chẳng hạn như username và password hoặc số thẻ tín dụng. Mặc dù vậy, nhiều tổ chức vẫn đưa ra những quyết định không thích hợp trong quá trình bảo vệ các cổng điện tử của mình. Lỗi bảo mật ở đây chính là các nội dung không an toàn trên một trang web an toàn. Khi xảy ra điều này, người dùng sẽ nhận một nhắc nhở yêu cầu xem liệu họ có muốn hiển thị cả nội dung an toàn và không an toàn hay không. Vấn đề này sẽ làm cho người dùng có thói quen cho phép Internet Explorer cung cấp những nội dung không an toàn.
Một vấn đề kém nhận biết hơn nhưng lại rất điển hình đó là các tổ chức thường thất bại trong việc mã hóa các trang quan trọng bên trong website của họ. Theo quan điểm của chúng tôi, bất cứ trang nào cung cấp các thông tin quan trọng, lời khuyên bảo mật hoặc các thông tin liên hệ đều cần được mã hóa SSL. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng những trang này đặc biệt nhạy cảm mà nó có nghĩa rằng, chứng chỉ được sử dụng bởi quá trình mã hóa sẽ bảo vệ người dùng đang truy cập một website hợp lệ thay cho một trang mà ai đó đã thiết lập như một phần trong mưu đồ giả mạo.

8.    Nhóm ngẫu nhiên các máy chủ ảo

Các máy chủ ảo thường được nhóm trên các máy chủ cấu hình do vấn đề hiệu suất của chúng. Cho ví dụ, một máy chủ ảo mức cao có thể được ghép cặp trên máy chủ với một máy chủ ảo mức thấp. Đứng trên quan điểm hiệu suất, đây là một cách làm khá tốt, tuy nhiên điều này có thể lại là một ý tưởng tồi đối với vấn đề bảo mật.

Tốt nhất các bạn nên sử dụng các host ảo chuyên dụng cho bất cứ máy chủ ảo Internet nào. Nếu bạn có ba máy chủ ảo cung cấp các dịch vụ cho người dùng Internet, bạn có thể xem xét đến việc nhóm các máy chủ này trên cùng một host ảo, tuy nhiên không được đặc các máy chủ cơ sở hạ tầng (chẳng hạn như các bộ điều khiển miền) trên host.

Thực hiện theo cách làm trên sẽ cung cấp sự bảo vệ để mạng của bạn có thể chống lại đối với các tấn công rò rỉ. Tấn công rò rỉ chính là cách thức tấn công mà hacker gây ra trên máy ảo và chiếm quyền điều khiển của host. Tuy chưa một ai có thể chỉ ra cách thực hiện một tấn công rò rỉ trong thế giới thực như thế nào nhưng có thể nó sẽ xuất hiện trong ngày một ngày hai tới đây.

9.    Phụ thuộc vào người dùng trong việc cài đặt các nâng cấp

Một lỗi thường gặp nữa được nhắc đến trong bài này là phụ thuộc vào người dùng trong việc triển khai các bản vá bảo mật. Có một số triển khai mạng gần đây sử dụng WSUS để vá các máy trạm trong mạng của họ. Tuy nhiên, nhiều triển khai này lại dựa vào người dùng kích tùy chọn cài đặt các nâng cấp mới nhất. Vấn đề ở đây là người dùng biết rằng cứ mỗi khi thực hiện nâng cấp thì máy tính của họ lại phải khởi động lại. Chính vì vậy một số người sẽ không thực hiện nâng cấp. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta nên sử dụng một giải pháp quản lý bản vá để đẩy các bản vá lỗi một cách tự động mà không cần để ý đến sự lựa chọn của người dùng trong vấn đề này.

10. Đặt các máy chủ thành viên trong DMZ

Nếu bạn có thể tránh được điều này, hãy không đặt bất cứ máy chủ thành viên nào trong DMZ của bạn. Vì nếu bị thỏa hiện, máy chủ thành viên có thể tiết lộ các thông tin về Active Directory của bạn.

Hệ thống máy chủ mới “siêu tiết kiệm” của HP

Ngày 26/4, Hãng công nghệ HP đã chính thức giới thiệu tới thị trường Việt Nam hệ thống máy chủ Moonshot đầu tiên trên thế giới, tiết kiệm đến 89% năng lượng, 80% không gian và giảm đến 77% chi phí so với các máy chủ truyền thống.


Đây có thể xem là một hệ thống máy chủ “siêu tiết kiệm” được HP tung ra khi nhu cầu về không gian, năng lượng và chi phí của công nghệ truyền thống không thể đáp ứng được với sự bùng nổ của công nghệ.

Được xây dựng từ máy chủ trí tuệ của HP (IP) cùng 10 năm nghiên cứu chuyên sâu từ các trung tâm nghiên cứu HP, máy chủ Moonshot sẽ giải quyết những khó khăn về công nghệ thông tin tạo ra bởi xã hội, điện toán đám mây, thiết bị di động và dữ liệu lớn.
Các máy chủ Moonshot mới của HP được xây dựng từ các chip sử dụng phổ biến trong điện thoại thông minh và máy tính bảng, cho phép các máy chủ giảm năng lượng sử dụng và lượng khí thải với chi phí thấp hơn.

Với Moonshot, HP cũng mở ra mô hình chuyển đổi, giúp mở đường cho máy chủ được định nghĩa bằng phần mềm đầu tiên, cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa máy chủ dựa trên nhu cầu khối lượng công việc cụ thể.

Theo ông Phạm Vĩnh Thái (Giám đốc công nghệ của HP Việt Nam), dòng máy chủ này sẽ được tung ra trong 6 tháng cuối năm 2013 và sẽ hỗ trợ web, điện toán đám mây và các môi trường quy mô lớn…

Hiện HP Việt Nam đã sẵn sàng nhận đặt hàng, tư vấn cho khách hàng để có sự thay đổi máy chủ hợp lý, tiết kiệm chi phí.

Cách tính toán để chọn được gói Hosting có dung lượng và băng thông phù hợp

Làm sao để có thể lựa chọn được các thông số phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng của bạn là cả một vấn đề nan giải , không phải đơn giản. Bài viết này Thuê máy chủ ảo xin hướng dẫn các bạn cách lựa chọn dung lượng , băng thông cho Hosting của bạn
 

Dung lượng là gì?
Dung lượng là chỗ chứa toàn bộ source code, hình ảnh
 
Dung lượng bao nhiêu là đủ?
- Một website thông thường sau khi thiết kế xong source code sẽcó dung lượng nhỏ hơn 20mb
- Một bài viết mới khi bạn đưa vào website có dung lượng khoảng 30kb
- Một hình ảnh sản phẩm, hoặc hình đính kèm bài viết có dung lượng khoảng 40kb (với độ phân giải là W H < 500pixel & dpi là 72dpi)
- Một đoạn video clip giới thiệu công ty bạn dài khoảng 5 phút có dung lượng khoảng 7mb
- Một bảng báo giá sản phẩm file word hoặc excel dung lượng khoảng 3mb
 
Vậy ta có thể tính nhẩm dung lượng của một website shop bán hàng linh kiện vi tính:
Source code 20mb
1000 bài viết thông tin sản phẩm: 1000 x 30kb = 30000 30mb
1000 hình ảnh mô tả sản phẩm: 1000 x 40kb = 40000 40mb
300 bài viết về tin tức: 300 x 30kb = 9000 9mb
300 hình ảnh đính kèm bài viết: 300 x 40kb = 12000 12mb
2 file video giới thiệu 2 x 7mb 14mb
3 bảng báo giá file word, excel 10mb
một số file flash trình diễn + hình ảnh ở các trang như giới thiệu, tuyển dụng, liên hệ (hình bản đồ) 15mb Tổngcộng 150mb

Như vậy: bạn chỉ cần thuê dung lượng khoảng 250mb là được rồi
Vì sao cần mua dư khoảng 100mb? 

Vì để sử dụng mail theo tên miền (vídụ: tuan.nd@cmctelecom.vn. Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ) và trong thời gian website vận hanh sẽ phát sinh các file log, và file rác.
Dựa vào ví dụ trên bạn có thể tự tính toán cho website của bạn được rồi đó
 
Băng thông là gì?
Băng thông là tổng dung lượng truy cập được phép vào website trong một tháng do nhà cung cấp hosting quy định
 
Ví dụ: bạn có một website với mỗi trang dung lượng trung bình khoảng 60kb.
Một ngày website bạncó 300 lượt truy cập, và một lượt truy cập vào xem trung bình khoảng 5 trang
1 ngày = 5 trang x 60kb x 300 lượttruycập = 90000kb = 90 mb
30 ngày = 90mb x 30 ngày = 2700mb = 2.7GB
Vậy băng thông tháng đó của website bạnlà 2.7GB.
 
Nếu bạn thuê băng thông là 2GB. Vậy website của bạn sẽ bị rơi vào tình trạng sử dụng vượt quá băng thông & sẽ bị tạm khóa khi vượt quá. Ngày khóa là ngày website bạn sử dụng vượt quá bặng thông quy định cho phép của nhà cung cấp HOSTING. Sau đó website bạn sẽ được mở hoạt động trở lại vào ngày đầu của tháng kế tiếp và băng thông sẽ được tính lại là 2GB.
Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Liên kết domain và Hosting, VPS, Server như thế nào


Như mình đã nói, thì mỗi Hosting, VPS, Server có một địa chỉ IP riêng. Domain sẽ liên kết với host thông qua địa chỉ IP đó. Có nghĩa, domain là cái tên đẹp và dễ nhớ để truy cập cho website thay vì bạn phải gõ một dãy nhiều con số cực khó nhớ.

Dùng IP: Các bạn có thể đăng nhập vào khu vực quản lý của domain và phần DNS Zone, và chúng ta chỉnh sửa lại A Record thành IP của VPS hoặc Hosting mà nhà cung cấp đưa cho bạn khi đăng ký mới.
Dùng địa chỉ Name Server: Nếu dùng DNS thì trong phần quản lý có Name Server. Bạn thay đổi thành Name Server mà nhà cung cấp đưa cho bạn khi đăng ký mới Hosting/VPS. Name server thường có dạng sub domain ví dụ như: ns.domain.com; ns1.domain.com;…

Dùng cả IP và Name Server: Tất nhiên là bạn cũng có thể kết hợp cả 2 cái luôn cũng được. Nhưng mà phải tùy nhà cung cấp có cho phép không nữa. Ví dụ như Goddady thì không được rồi đó. Nếu dùng Name server của nhà cung cấp khác thì mục DNS Zone sẽ bị khóa. Còn nếu dùng Name server mặc định của Goddady thì phần DNS Zone sẽ được mở để dùng.

Dùng share host hay VPS ?


Trong giai đoạn hiện tại thì tôi nghĩ tốt nhất bạn nên đầu tư cho mình một VPS cho chắc ăn. Chi phí cho VPS hiện tại cũng khá rẽ, có thể nói là rẻ hơn cả share host. Tôi sẽ đưa ra các gói cước để các bạn có thể so sánh.

VPS tại Digitalocean.com có giá là 5$/tháng và hỗ trợ thanh toán theo từng tháng (Hướng dẫn mua và cài đặt VPS tại Digital Ocean).
VPS tại Interserver.net có giá là 6$/tháng dùng HĐH Linux; 8$/tháng dùng HĐH Windows. Thanh toán theo từng tháng.
Share host tại Dreamhost.com là 8.95$/tháng, thanh toán tối thiểu 12 tháng.
Share host tại Bluehost.com là 4.95$/tháng, thanh toán tối thiểu 12 tháng.

Do đó, các bạn thấy rằng giá của share host và vps hàng tháng cũng ngang nhau, nhưng mà share host phải thanh toán 1 lần cho cả 12 tháng thì chi phí sẽ nặng nề hơn rất nhiều.

Tôi có một ví dụ nữa thế này, nếu 1 website bị DDos thì server sẽ ra sao? Có ảnh hưởng đến các website trên cùng server không?

Câu trả lời sẽ như thế này: Trên 1 server chạy share host có nhiều website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 website bị tấn công DDos, Botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server. Riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, share host có ghi là Unlimited hầu hết các tính năng (disk space, BW, mail, ftp, domain, sub-domain,…). Điều đó có nghĩa là mình có thể chạy bao nhiêu website cũng được. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ điều khoản sử dụng, tài khoản của bạn chiếm dụng quá nhiều CPU và gây ảnh hưởng đến các website khác cùng server thì họ sẽ có quyền tạch tài khoản của mình đó.

Dùng VPS có 1 cái lợi nữa đó là nếu muốn nâng cấp RAM, CPU, SSD,… thì rất dễ dàng và nhanh chóng, chỉ với vài cú click chuột. Không phải rườm rà như server vật lý.

Bạn có thể đọc bài viết sau để biết cách đăng ký một VPS trên DigitalOcean hoặc trên Interserver.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

10 ưu điểm khi sử dụng máy chủ ảo VPS

Những doanh nghiệp hay cá nhân muốn có hệ thống để sử dụng độc lập, chi phí rẻ mà có thể quản lý toàn quyền thì máy chủ ảo VPS là giải pháp hợp lý do VPS có nhiều ưu điểm, bài viết này mình sẽ nêu ra 10 ưu điểm nổi trội của VPS.

1.VPS phù hợp xây dựng các hệ thống Web Server, Mail Server, Backup/Storage Server…

2.Cùng cài đặt trên cùng một hệ thống server thì số lượng VPS luôn ít hơn rất nhiều so với số lượng hosting nên sử dụng VPS thì hiệu suất cao hơn và ổn định hơn hosting.

3.Với VPS, khách hàng toàn quyền sử dụng, quản lý độc lập.

4.Dữ liệu truyền tải giữa các chi nhánh trong và ngoài server có tốc độ cao, ổn định và bảo mật tối đa.

5.Bảo trì, sửa chữa dễ dàng trong thời gian rất ngắn do không phải cài đặt lại từ đầu.

6.Cài đặt được nhiều ứng dụng theo nhu cầu sử dụng.

7.Khả năng tự restart khi gặp lỗi. Khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn, VPS phục hồi trong thời gian ngắn, nhanh chóng do công nghệ ảo hóa có thể copy, clone các tài nguyên hệ thống đơn giản, dễ dàng.

8.Nâng cấp tài nguyên RAM, HDD, Băng thông bất cứ khi nào mà không ảnh hưởng gián đoạn dịch vụ do không cần ngừng hệ thống.

9.Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu do không phải đầu tư nhiều vào máy chủ vật lý hay thuê không gian chỗ đặt, kể cả trong quá trình sử dụng do không bị lãng phí tài nguyên, không cần đầu tư thêm mà vẫn có thể mở rộng số lượng dịch vụ.

10.Có thể quản trị từ xa, quản lý theo nội bộ riêng doanh nghiệp.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Định nghĩa VPS (Máy chủ ảo), các đối tượng nào cần đến VPS ?

Ai là người Thuê máy chủ VPS? Họ thuê VPS để làm gì? đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Qua bài viết này tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc đó và giúp các bạn hiểu được VPS có vị trí thế nào trên thị trường.


Máy chủ ảo - VPS là gì?

VPS riêng ảo hay còn được gọi dưới cái tên máy chủ ảo, là dạng sever riêng ảo chạy trên nền điện toán đám mây, VPS được phân chia ra từ một máy chủ vật lí nhưng hoàn toàn có chức năng như một Sever thật. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

Những ưu điểm và lợi ích khi bạn chọn sử dụng máy chủ ảo.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư nếu so với đi mua một máy chủ vật lí.

– Có thể dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các server ứng dụng khác và có thể cài đặt riêng theo nhu cầu cũng nhữ dễ dàng chia sẽ dữ liệu, truyền dữ liệu giữa các chi nhánh.

– Không tốn chi phí mua thiết bị, chi phí bảo dưỡng.

– Sử dụng IP tĩnh và được cấp không giới hạn IP tĩnh.

– Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

– Máy chủ VPS dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).

– Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy theo nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.

– Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cần thiết trong lúc khẩn cấp giảm tối đa thời gian Sập Mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).

– Máy chủ VPS cho phép bạn có thể quản trị từ xa bằng Remote Desktop hoặc SSH, cài đặt các ứng dụng quản trị doanh nghiệp, CRM, quản lý khách hàng, bán hàng trực tuyến…

– Máy chủ VPS giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu như một máy chủ thông thường. Người quản trị có quyền truy cập cao nhất ( administrator ) để cài đặt và cấu hình cho máy chủ ảo ( VPS ). Mọi dữ liệu của khách hàng đều được lưu trữ độc lập nên có độ bảo mật cao hơn rất nhiều so với Shared Hosting thông thường.

- Máy chủ VPS thích hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì thỏa mãn được 2 yếu tố chi phí và độ an toàn dữ liệu.

Những đối tượng cần thuê máy chủ ảo - VPS?

Máy chủ ảo VPS rất phù hợp với các doanh nghiệp, công ty có website mã nguồn nặng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp phát triển web, thiết kế web và các doanh nghiệp có nhu cầu về máy chủ email hay máy chủ cơ sở dữ liệu, hoặc những doanh nghiệp chạy và phát triển phần mềm, những dịch vụ riêng biệt.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Các loại máy chủ phù hợp với quy mô các doanh nghiệp

Khi nào thì doanh nghiệp bạn cần phải thuê server máy chủ?

Với một chiếc máy tính thông thường không kết nối với máy chủ, một cá nhân chỉ có thể tự kết nối với một máy in, thậm chí, phải cài đặt driver của toàn bộ máy in có trong văn phòng, tháo lắp dây kết nối qua lại hay hạ sách là sử dụng USB để sao chép dữ liệu vào một máy tính kết nối máy in. Nếu sử dụng máy chủ, chúng ta không cần đến những thao tác phức tạp trên.

Máy chủ – Server thực ra chỉ là một chiếc CPU nhưng có những chức năng và cấu hình hơn một chiếc CPU ở chỗ nó dùng hệ điều hành riêng, được dùng làm trung tâm kết nối các máy tính với nhau.  Ở quy mô nhỏ hơn trong một văn phòng, công ty, khi sử dụng máy chủ, chúng ta chỉ cần cài đặt máy in lên máy chủ, nối mạng với tất cả máy tính còn lại, đơn giản hơn là tạo ra thư mục dữ liệu chung để tất cả các máy tính khác có thể sử dụng, trao đổi webmail với nhau hay chạy các website, phần mềm chuyên dụng riêng, và có thể gọi mạng kết nối này là mạng Lan. Trong khi đó, ở quy mô lớn hơn rất nhiều, các máy tính có thể kết nối với nhau thông qua kết nối mạng Internet, mọi thông tin bạn tìm kiếm được lưu trữ trên các máy chủ ở các vị trí khác nhau trên thế giới, mỗi một thao tác, hoạt động như bạn xem video trên youtube, đọc tin tức hay nghe nhạc online, điều đó có nghĩa bạn đang nhận thông tin từ dữ liệu đám mây chứ không xuất phát từ ổ đĩa cứng trên máy tính cá nhân của bạn.



Chọn lựa Máy chủ cho Doanh nghiệp:

Tùy theo mức độ khai thác sử dụng và khả năng chi phí cho thiết bị quan trọng này mà bạn có thể chọn lựa cho mình một chiếc Máy chủ phù hợp môi trường kinh doanh, hoạt động công nghệ thông tin của Doanh nghiệp. Mặc dù việc lựa chọn các PC đóng gói sẵn của các nhà sản xuất có tên tuổi sẽ đảm bảo chất lượng của các hệ thống Máy chủ, nhưng bạn vẫn có thể tự lắp ráp cho mình các hệ thống, dưới đây là một vài tiêu chuẩn chọn lựa các thiết bị chuyên dùng cho Máy chủ dựa theo quy mô hoạt động của Doanh nhiệp mà bạn có thể tham khảo.

Máy chủ cho Doanh nghiệp nhỏ

Đối với các Doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu sử dụng Máy chủ sẽ tập trung vào việc lưu trữ dữ liệu quan trọng từ các máy trạm trong mạng LAN và đóng vai trò là một máy quản lý, phân giải, chia sẻ thư mục. Doanh nghiệp nhỏ với một số lượng ít các máy trạm trong mạng LAN, thì một Máy chủ được trang bị bộ CPU Pentium 4 hay Core Duo, đáp ứng tốt yêu cầu này của Doanh nghiệp. Những máy chủ loại này có thể tham khảo chọn lựa là: IBM (x3200), HP (ML 110G5) , FPT (SP 540),… với mức giá trên dưới 1500 USD phù hợp cho sự khởi đầu hệ thống CNTT trong Doanh nghiệp.

 Khi chọn lựa các Máy chủ loại này, cần phải chọn một Máy chủ làm sao có thể nâng cấp khả năng lưu trữ của chúng khi cần thiết và có tích hợp những điều khiển cần thiết cho việc lập cơ chế chống lỗi ổ cứng (Raid 0 , 1). Đặc biệt, với vấn đề gắn thêm các ổ cứng, Doanh nghiệp sẽ có một số lựa chọn với những mức chi phí hoàn toàn khác biệt như ổ đĩa giao tiếp SATA 2, SCSI hay SAS. Trong đó, SAS là chuẩn giao tiếp mới với kích thước nhỏ gọn 2.5″ – tương đương nhưng có tốc độ vòng quay lên tới 10.000 RPM hay 15.000 RPM và khả năng kết nối nhiều ổ SAS, lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Người anh em của SAS là SCSI có cùng tốc độ nhưng lại có kích thước lớn hơn 5.2″. Mặc dù vậy, do các ổ SAS có chi phí đầu tư khá cao nên việc lựa chọn SATA2 với tốc độ 7200RPM và băng thông 300MB/s có lẽ là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất nếu hệ thống của doanh nghiệp hoạt động độc lập và không tương tác nhiều với dữ liệu, phần mềm máy chủ trên Máy chủ.

Máy chủ cho Doanh nghiệp SMB

Đối với các Doanh nghiệp SMB, nhu cầu trang bị các Máy chủ là cần thiết và không thể thiếu trong quá trình hoạt động lâu dài khi một máy chủ phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong một hệ thống mạng LAN hiện nay như: Mail, Web,…. Một máy chủ cần phải luôn sẵn sàng và đáp ứng ngay tức thì khi cần triển khai các dịch vụ, ứng dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không những vậy, còn phải hoạt động liên tục và có tính chống lỗi cao khi gặp trục trặc về vấn đề phần cứng cũng như phần mềm. Hệ thống không thể sụp đổ khi có trục trặc xảy ra, phải có tính dự phòng cho các trường hợp này do cả hệ thống mạng hoạt động dựa vào việc điều khiển của các Máy chủ này.

Vấn đề phần cứng điều khiển khả năng lưu trữ của Máy chủ cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Máy chủ phải có khả năng tương thích với nhiều giao tiếp khác nhau của các điều khiển SCSI, SAS. Các cơ chế chống lỗi phần cứng được tích hợp ít nhất cũng phải là Raid 1, tốt nhất là Doanh nghiệp loại này nên sử dụng cơ chế chống lỗi của Raid 5 trên các Controller Raid card trang bị thêm hay có thể đã được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. Một số lựa chọn cho phân khúc này của thị trường khá đa dạng, cụ thể như: IBM (x3400), HP (Proliant DL380G5), T&H (SupperMáy chủ XC752BD2) với mức giá nằm trong khoảng trên dưới 3000 USD.

Máy chủ cho các Doanh nghiệp lớn:

Doanh nghiệp lớn có nhiều lựa chọn trong thị trường các Máy chủ chuyên dụng của các nhà sản xuất lớn trên thị trường: IBM, HP, Dell, Micro, SUN,… Các Máy chủ này có những mức giá khác biệt hoàn toàn so với các Máy chủ thông thường và đi kèm là những khả năng mở rộng, nâng cấp cao hơn. Khả năng mở rộng nâng cấp đó có thể kể đến như nhiều CPU, dung lượng RAM, HDD và khả năng chống lỗi toàn diện (HDD, RAM, PSU) và chúng có thể hoạt động gần như là life-time trong hệ thống của Doanh nghiệp. Các Máy chủ loại này thường có chi phí cao hơn nhiều so với các Máy chủ ở trên. Với các Máy chủ loại này, có thể phục vụ cho hàng trăm người dùng của Doanh nghiệp mà không sợ tình trạng quá tải của mạng LAN, mức giá cũng lên đến khoảng vài chục ngàn USD (IBM x3950), tuy nhiên, không thể phủ nhận những giá trị mà nó mang lại.

Được phát triển theo tiêu chuẩn khắt khe của các nhà sản xuất máy tính cùng một qui trình kiểm tra kỹ tính tương thích, sự ổn định của các linh kiện trong thời gian hoạt động liên tục nên khi các Máy chủ của các nhà cung cấp tên tuổi trên thị trường tới tay bạn có thể yên tâm hoàn toàn với chất lượng của chúng. Khi lựa chọn các Máy chủ loại này, có 2 loại để bạn lựa chọn: dạng Tower hay dạng Blade. Nếu như các Máy chủ dạng Tower có dạng Case đứng chắc chắn phù hợp cho một JackMount có sức chứa 2 CPU thì các các Máy chủ dạng blade (dạng phiến) 1U hay 2U tiết kiệm không gian và có khả năng xếp nhiều phiến trong một tủ mạng nhằm bảo vệ chúng không bị mất mát và bảo mật hơn cùng với các thiết bị mạng quan trọng khác như Switch, Router. Nếu như có nhu cầu nâng cấp, thêm mới các máy chủ sau này thì việc chọn lựa các Máy chủ dạng Blade sẽ đảm bảo cho bạn một không gian thoải mái nhất.

Hầu hết các Máy chủ này chưa bao gồm các hệ điều hành máy chủ, người mua sẽ phải tự cài đặt chúng vào hệ thống. Một số nhà cung cấp có thể xây dựng sẵn hệ điều hành Linux do OS này miễn phí và chi phí không quá cao (nếu có), để sử dụng Windows Máy chủ, hiển nhiên Doanh nghiệp phải trang trải thêm một khoản ngân sách cho bản quyền của chúng.

Tùy theo mức chi phí cho việc áp dụng CNTT vào quá trình hoạt động của mình, Doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp đồng hành cùng quá trình hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam hiện nay, để tìm kiếm một máy chủ phù hợp, ngoài việc phải bỏ ra chi phí hàng chục triệu đồng, các Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn giải pháp thuê Máy chủ và Chỗ đặt máy chủ để đảm bảo không chỉ về mặt cấu hình mà còn an tâm hơn với dịch vụ bảo trì, môi trường phù hợp cho chiếc máy chủ – đầu mối thông tin và lưu trữ dữ liệu quan trọng được chăm sóc một cách an toàn và hoạt động hiệu quả nhất.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Cloud Serever - Giải pháp không thể bỏ qua cho các doanh nghiệp

GIỚI THIỆU

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bảo hiện nay. Việc đảm bảo cho hệ thống chạy ổn định xuyên suốt là rất cần thiết, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Để đáp ứng những yêu cầu khắc khe nhất của doanh nghiệp chúng tôi mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp vẹn toàn “Cloud Server”.

Cloud Server là nhiều máy chủ vật lý (Physical Server) kết nối lại với nhau dựa vào công nghệ điện toán đám mây tạo nên một hệ thống Cluster. Cloud Server cung cấp cho khách hàng các máy chủ ảo – tương tự như VPS SERVER nhưng cao cấp hơn đảm bảo độ tin cậy, hiệu quả về giá thành, tốc độ xử lý, khả năng mở rộng dễ dàng…



CÁC LỢI ÍCH TRIỂN KHAI PRIVATE CLOUD

Trong mô hình Private Cloud, cần có 3 loại network sau:

Xây dựng được các máy chủ mạnh hơn bằng cách tổng hợp tài nguyên từ các máy chủ cấu hình thấp.

Xây dựng được hệ thống máy chủ ổn định hơn nhờ khả năng phân tán, tự động snapshot, sao lưu và tự động migrating khi một trong các hệ thống máy chủ vật lý có sự cố.

Linh hoạt trong việc triển khai, sao lưu, phục hồi khi sự cố xảy ra.

Rút ngắn thời gian trong việc triển khai dịch vụ (chỉ chọn kích cỡ máy chủ, nơi triển khai, nơi backup, số lượng máy chủ, lựa chọn OS và launch).

Bảo mật hơn nhờ hệ thống Security Group tích hợp.

Giúp người dùng thay đổi cách tư duy về việc setup, triển khai một hệ thống..

Những Tính năng nổi bật

Tính sẵn sàng cao

-  Tự động dịch chuyển Cloud Server giữa các Node với nhau khi có một Node Server vật lý gặp sự cố.

-  Hệ thống Backup và Restore nhanh chóng, giúp bạn có thể dễ dàng phục hồi lại Cloud Server nhanh nhất.

-  Không cần cấu hình Raid mà vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu.

Tiết kiệm chi phí

-  Không cần đầu tư chi nhiều như hệ thống SAN (Storage Area Network) chuyên dụng. Kết hợp sử dụng các đĩa cứng có sẵn để tạo ra hệ thống SAN ảo.

-  Không cần quan tâm nhiều về phần cứng Server, có thể kết hợp đa dạng chủng loại như Supermicro, Hp, IBM, Dell

Ưu điểm khác

-  Giao diện WebGUI quản lý trực quan thân thiện dễ dàng thao tác như Reboot, Power Off, Setup,…

-  Hỗ trợ hệ điều hành phong phú: Windows, CentOS, RedHat, SUSE, Ubuntu…

-  Việc chuyển đổi từ các OS trên hệ thống khác thành Cloud Server dễ dàng chỉ với vài thao tác.

Hiệu suất cao, khả năng nâng cấp dễ dàng

-  Cải thiện hiệu suất lưu trữ bằng cách lưu trữ phân tán trên Cloud Storage.

-  Hỗ trợ SSD Caching (bộ đệm) giúp việc truy suất Cloud Server nhanhhơn.

-  Đa dạng ảo hóa: ảo hóa cứng VM (Virtual Machine) - ảo hóa hệ điều hành ( Container).

-  Mở rộng đến hàng Petabyte dữ liệu. Dễ dàng thêm hoặc bớt các Node từ Cluster cũng như RAM, CPU….